Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đồng bằng phì nhiêu, được coi là vựa lúa, vựa trái cây, vựa thủy sản của đất nước, nhưng ĐBSCL lại đang đứng trước nạn hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở do biến đổi khí hậu gây ra. Từ đó, đã và đang gây ra nhiều tác động đáng lo ngại đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam.
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng cực nam của Việt Nam, một trong hai phần của Nam Bộ. Khu vực này có 1 thành phố trực thuộc trung ương là Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Đây được coi là một trong những vùng quan trọng của Việt Nam với nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực và thủy sản.
Mối đe dọa từ biến đổi khí hậu
Với đất phì nhiêu và điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam, ngành sản xuất gạo tại nơi đây đã giúp Việt Nam trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới và đóng góp đáng kể vào nền kinh tế quốc gia. Nếu như nơi đây có nguy cơ rủi ro tiềm ẩn từ vấn đề xâm nhập mặn, hạn hán, lũ lụt và suy giảm bùn cát cũng như xói lở bờ biển thì sự đe dọa đến nền an ninh lương thực, an ninh nguồn nước và sinh kế cho gần 21 triệu dân ở ĐBSCL. Đây là một trong những vấn đề rất nan giải.
Nền của toàn bộ ĐBSCL những năm trở lại đây đều bị sụt lún do khai thác nước ngầm quá mức
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, tốc độ sụt lún trung bình là 0,96cm/năm, theo đánh giá của các tổ chức quốc tế và nhóm nghiên cứu của Đại học Utrecht, Hà Lan và đo đạc của Bộ Tài nguyên - Môi trường.
Bằng chứng là nền của toàn bộ ĐBSCL những năm trở lại đây đều bị sụt lún do khai thác nước ngầm quá mức. Cùng với đó là tình trạng biến đổi khí hậu và nước biển dâng cao khoảng 0,35 cm/năm khiến nơi này bị ngập lụt là điều không thể tránh khỏi. Do vậy, việc ĐBSCL ngày một bị nhấn chìm được dự đoán là một thực tế đang từng ngày biểu hiện.
Phân tích về tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) đối với kinh tế vùng ĐBSCL, tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình, chuyên gia của Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL, Trường Đại học Cần Thơ chỉ rõ, BĐKH đã, đang và sẽ diễn ra với nguy cơ ngày càng trầm trọng hơn. Nhiệt độ và mực nước biển đều có xu hướng tăng trong tương lai. Đến cuối thế kỷ này có thể tăng từ trên dưới 50cm đối với kịch bản thấp và kịch bản trung bình, có thể tăng 70-80cm đối với kịch bản cao. Khi mực nước biển dâng lên 1m thì gần như ĐBSCL của chúng ta khoảng phân nửa ngập dưới mực nước biển.
“Liên quan đến tài nguyên nước, nếu Việt Nam không hành động và có những can thiệp thì dự báo đến năm 2035, biến đổi khí hậu có thể gây thiệt hại lên đến 6% GDP của Việt Nam. Đặc biệt đối với ngành nông nghiệp ĐBSCL thì con số đó phải vượt 6%, nếu không có tác động ngay từ bây giờ”, tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh.
Vấn đề kế tiếp là tình trạng xâm nhập mặn rất phức tạp. Theo Viện Nhiệt đới môi trường (Viện Khoa học và Công nghệ quân sự), tại ĐBSCL những năm gần đây, việc xây dựng các đập thủy lợi, thủy điện của các quốc gia thượng nguồn sông Mê Kông đã làm giảm lưu lượng chảy của sông Tiền, sông Hậu vào Việt Nam, dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn tại một số tỉnh ven biển ĐBSCL diễn ra ngày càng khắc nghiệt, phức tạp, khó lường và đặc biệt không tuân theo quy luật tự nhiên. Các sông chính và kênh nhánh bị nhiễm mặn sớm hơn, ranh giới nhiễm mặn vào sâu hơn trong nội đồng. Điều này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất, công trình xây dựng của ĐBSCL.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu của Viện Khoa học thủy lợi miền Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho thấy, hiện nay xâm nhập mặn ở vùng ĐBSCL diễn ra sớm hơn từ 1-1,5 tháng so với những năm trước đây và thời gian diễn ra dài hơn. Độ mặn đầu mùa khô lớn hơn giữa mùa. Tình trạng này diễn ra ngược lại với quy luật xâm nhập mặn trước đây. Độ mặn lớn nhất thường xuất hiện chủ yếu vào tháng 4 đến tháng 5 do ảnh hưởng của thủy triều ở Biển Đông, vùng Biển Tây hoặc cả hai. Số liệu thống kê cho thấy, đợt hạn mặn lịch sử năm 2016 đã khiến 600.000 người dân ở ĐBSCL thiếu nước sinh hoạt và 160.000ha đất bị nhiễm mặn.
Tiếp đến là tình trạng sạt lở bờ biển đang diễn ra nghiêm trọng dọc theo bờ biển ĐBSCL. Theo báo cáo của Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam năm 2022, với chiều dài bờ biển khoảng 744 km, nhưng hiện nay ĐBSCL có khoảng 286 km đang trong tình trạng sạt lở nghiêm trọng.
Hiện nay xâm nhập mặn ở vùng ĐBSCL diễn ra sớm hơn từ 1-1,5 tháng so với những năm trước đây
Xói lở bờ biển làm thu hẹp diện tích đất canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và mất nhà cửa, tài sản và sinh kế của người dân, gây ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng các tỉnh ĐBSCL. Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu Giáo sư Matt Kondolf - Trường đại học California, Berkeley (Mỹ), một trong những nguyên nhân chính là việc xây dựng các đập trên thượng nguồn ở khu vực Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia đã làm suy giảm đến 96% lượng phù sa đổ về sông Tiền và sông Hậu.
Tuy nhiên việc đáng lo ngại nhất đó chính hậu quả của việc xâm nhập mặn, khiến cho chất lượng sống, sản xuất, trồng trọt của người dân bị ảnh hướng trầm trọng. Vậy tác hại xâm nhập mặn là gì? Có biện pháp nào để có thể ứng phó được với sự việc này?
Tác hại của xâm nhập mặn là gì?
Tình trạng thiếu nước ngọt là một trong những thiệt hại to lớn nhất: Người dân không thể sử dụng nước nhiễm mặn để phục vụ cho các mục đích sinh hoạt như tắm rửa, vệ sinh, giặt giũ do nước muối cho tính ăn mòn cao, gây hư hại hệ thống dẫn nước, vật dụng chứa nước,.. con người tiếp xúc trực tiếp bị nước mặn ăn mòn da tay nghiêm trọng.
Không có nước ngọt, nông dân không thể tưới tiêu các loại cây ăn quả, cây hoa màu, lương thực,.. dẫn đến hệ quả việc sản xuất nông nghiệp bị trì trệ. Hơn thế nữa đất nhiễm mặn, gây ra tác động tiêu cực đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Cây không thích nghi được môi trường mặn xảy ra vấn đề chết hàng loạt. Việc nuôi trồng các giống thủy sản cũng bị thiệt hại nặng nề bởi hiện tượng xâm nhập mặn. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của các hộ dân và địa phương.
Một số giải pháp chống xâm nhập mặn hiện nay
- Liên tục theo dõi tình hình và xây dựng công trình thủy lợi chống mặn
Các cơ sở môi trường thực hiện quan sát và kiểm soát thường xuyên nồng độ muối trong nước và trong đất. Đặc biệt chú trọng ở các khu vực cửa biển, tại các công trình thủy lợi. Đồng thời cập nhật các kết quả và khuyến cáo người dân chuẩn bị các công tác phòng chống, ứng phó kịp thời.
Xây dựng thuỷ lợi chống mặn
Kết hợp xây dựng các hệ thống thủy lợi, tăng cường dự trữ nước ngọt và ngăn chặn nước biển xâm nhập, xây đập nước ngăn mặn, đắp đê vùng ven biển. Xây dựng hệ thống đê biển, đê sông dọc theo biển Đông và biển Tây để ứng phó với mực nước biển dâng cao.
- Chống mặn cho cây trồng và nuôi trồng các giống thủy sản
Cần chủ động thực hiện các biện pháp chống mặn cho cây trồng (giữ ẩm, tránh thoát hơi nước cho cây bằng cách ủ rơm rạ ở gốc). Nên trồng các loại cây thời vụ có thể chịu được mức độ mặn cao. Khuyến cáo người dân chuyển đổi cơ cấu giống phù hợp, cần có những biện pháp chăm sóc chu đáo để hạn chế những thiệt hại do hạn hán gây ra.
Đối với các hộ nuôi trường thủy sản, phải thực hiện quan trắc theo dõi độ mặn môi trường nuôi. Từ đó xác định khoảng thời gian bắt đầu nuôi và thời điểm kết thúc phù hợp với hiện trạng xâm nhập mặn.
- Lưu trữ và tiết kiệm nước ngọt
Đồng Bằng Sông Cửu Long, mỗi năm đều phải đối mặt với một thách thức đáng lo ngại xâm ngập mặn. Đây vốn là vấn đề đã tồn tại từ rất lâu và đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đến cuộc sống của người dân và nền kinh tế khu vực này. Xâm ngập mặn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long có nguyên nhân chính là sự tăng nhiệt đới, nước biển dâng cao và đặc biệt là việc ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Mỗi năm, người dân khu vực này phải đối mặt với nước biển mặn xâm nhập sâu vào đất đai, làm hại đến nông nghiệp, nguồn nước ngọt và cuộc sống của họ. Trong bối cảnh này, việc cung ứng nước sạch để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của cộng đồng trở nên rất khó khăn.
Các cơ sở sản xuất và hộ gia đình cần phải thực hiện quá trình tiết kiệm tối đa nguồn nước ngọt có sẵn. Áp dụng việc tái sử dụng nước cho các việc khác nhau. Nhằm phục vụ cho các mục đích sinh hoạt và tưới tiêu hợp lý. Bắt đầu thực hiện việc dự trữ nước ngọt từ các nguồn nước mưa và bảo quản tốt, tránh bị bốc hơi vào mùa khô.
Tuy nhiên, một giải pháp hiệu quả và bền vững đã được tìm ra, đó là sự kết hợp giữa các biện pháp quản lý nguồn nước đúng cách và sử dụng sản phẩm bồn của ROTO để lưu trữ nước sạch. Chúng tôi luôn tự hào đã đồng hành, hợp tác chiến lược cùng đầu tư, phát triển vì cộng đồng và an sinh xã hội như Hội Liên Hiệp Phụ Nữ, Save The Children, SKYLINE, SNV, Swiss Red Cross, The World Bank, Unicons, Hòa Bình,...
Các sản phẩm đến từ ROTO đã được chứng nhận về các tiêu chuẩn an toàn do Cục Quản lý Môi trường - Bộ Y Tế cấp. Chứng nhận ISO 9001:2015 (quản lý chất lượng). Chứng nhận QCVN 12-1:2011/BYT (an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng nhựa tổng hợp). Với ưu điểm chất liệu sản phẩm cao cấp từ Nhựa nguyên sinh, ROTO phù hợp với tất cả nguồn nước và nhu cầu chứa nước khi sử dụng sản phẩm như: Các hộ gia đình, các cơ sở kinh doanh, nhà máy, các ngành công nghiệp sản xuất... Tiếp nối những điểm ưu việt này, sản phẩm của chúng tôi luôn cố gắng để có thể trao tận tay sản phẩm đến các khách hàng gần xa, bằng nhiều hình thức vận chuyển khác nhau với phương thức giao hàng linh động hơn bao giờ hết. Cam kết sẽ là một người bạn đồng hành cũng như là giải pháp hữu hiệu cho tình trạng ngập mặn tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, giúp bà con ta vượt qua trở ngại này.
Tổng kết
Để đối phó với tác động của biến đổi khí hậu, vùng ĐBSCL đang cần phải tập trung vào việc thực hiện các biện pháp quản lý môi trường và tăng cường quản lý nguồn nước. Điều này bao gồm việc đầu tư vào hệ thống cống rãnh và các công trình phòng lũ lớn hơn, cũng như sử dụng các giải pháp công nghệ, chẳng hạn như bồn lưu trữ nước sạch, để tối ưu hóa việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước.
Ngoài ra, việc cải thiện hệ thống cây xanh và bảo vệ môi trường tự nhiên cũng là một phần quan trọng của việc tạo ra một môi trường sống bền vững trong tương lai. Sự hợp tác của cộng đồng, chính quyền địa phương và các tổ chức quốc tế cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các giải pháp toàn diện, hiệu quả để đối phó với biến đổi khí hậu ở ĐBSCL.
Mong rằng bài viết chia sẻ trên mà ROTO đã đưa ra sẽ những thông tin hữu ích đến với các bạn đọc giả. Đừng quên theo dõi thêm các bài tin tức từ chúng tôi, để biết thêm những kiến thức bổ ích về các chủ đề đa dạng khác nhé!