Tình hình sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh tại Việt Nam vẫn là một thách thức lớn đối với sức khỏe cộng đồng và môi trường. Mặc dù đã có những bước tiến tích cực trong nỗ lực cải thiện và nâng cao hạ tầng nhà vệ sinh, song song đó vẫn còn đọng lại những khu vực nơi nhà tiêu chưa đạt chuẩn, đặc biệt là ở các vùng nông thôn và một số đô thị nhỏ. Điều này đặt ra nhiều thách thức cho việc đảm bảo môi trường sống chất lượng hơn, đồng thời đưa ra những yêu cầu cao về sự đồng đều trong việc cung cấp cơ sở hạ tầng vệ sinh cho toàn bộ cộng đồng.
Các tác hại khi sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh
- Ô nhiễm nguồn nước và đất
Việc xả thải từ nhà tiêu không hợp vệ sinh có thể làm ô nhiễm nguồn nước và đất xung quanh. Các chất ô nhiễm như vi khuẩn, độc tố hóa học từ các hóa chất trong phân và nước tiểu có thể ảnh hưởng đến mạch nước ngầm và gây hại cho đất trồng.
- Gây ra các bệnh truyền nhiễm
Nhà tiêu không hợp vệ sinh là nguồn lây nhiễm chính cho nhiều bệnh truyền nhiễm, nhất là các bệnh liên quan đến đường ruột. Vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng có thể dễ dàng lan truyền qua nước và đất, gây ra các bệnh như tiêu chảy, viêm ruột, viêm gan A, tả, lị, thương hàn, nhiễm giun sán....
- Gây thách thức cho phát triển bền vững
Một hệ thống vệ sinh không an toàn làm thách thức cho mục tiêu phát triển bền vững. Việc giảm nghèo và cải thiện chất lượng cuộc sống trở nên khó khăn khi cộng đồng phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe và môi trường do sử dụng nhà tiêu không an toàn.
- Gây hại cho nông nghiệp
Nếu chất thải từ nhà tiêu không hợp vệ sinh không được xử lý đúng cách, nó có thể chứa các chất dinh dưỡng như nitrat và phosphate, gây ra ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
- Giảm chất lượng cuộc sống
Một môi trường không an toàn về vệ sinh tạo ra hạn chế cho sự phát triển toàn diện của cộng đồng. Sức khỏe yếu kém và môi trường sống không an toàn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của người dân.
Giải pháp nâng cao nhà tiêu không hợp vệ sinh
Tiêu chí về vệ sinh môi trường dù đã được quan tâm triển khai, nhưng điều quan trọng nhất vẫn là ý thức của người dân để từ bỏ thói quen lạc hậu. Hơn những thế những người dân tại nông thôn phải đối mặt với vấn đề tài chính hạn chế, làm cho việc đầu tư vào việc xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh trở nên khó khăn. Nhiều hộ gia đình không có khả năng chi trả cho những cơ sở vật chất cần thiết với chi phí đắt đỏ.
Để đối mặt với thách thức này và tạo ra một môi trường sống an toàn và sạch sẽ, ROTO luôn mong muốn trao đi sứ mệnh cung cấp những sản phẩm như một giải pháp thông minh với chi phí thấp, đóng góp tích cực cho môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống vì sức khoẻ của cộng đồng.
Với sự kết hợp giữa công nghệ tiên tiến và sản được sản xuất 100% từ nhựa nguyên sinh kết cấu các hạt nhựa mang độ bền bỉ cao, chống lại sự mài mòn và chống lại các tác nhân ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như tia tử ngoại, nhiệt độ cao, hoá chất, và áp suất nước, đồng thời giúp nâng cao tuổi thọ của sản phẩm có thể sử dụng lâu dài mà không bị biến dạng, nứt vỡ. Bồn Tự Hoại ROTO được hội đồng khoa học cấp Quốc gia thẩm định nguyên lý hoạt động và thiết kế sản phẩm có thể đáp ứng được yêu cầu chất lượng nước thải ra đạt tiêu chuẩn.
Nhựa nguyên sinh thường là một lựa chọn kinh tế và tiết kiệm so với các vật liệu xây dựng khác như thép hoặc bê tông. Điều này giúp giảm chi phí, tiết kiệm ngân sách cho gia đình.
Điểm cộng tuyệt vời của sản phẩm với hệ thống lọc ngược 100% chống nghẹt bên trong sở hữu một ngăn lọc sinh học chứa vô vàn các giá thể, tạo môi trường lý tưởng cho vi sinh vật phát triển và hình thành một màng lọc sinh học hoàn toàn tự nhiên. Điều đặc biệt ở hệ thống này chính là khả năng đẩy liên tục các giá thể bởi dòng nước đầu vào, khắc phục hoàn toàn tình trạng nghẹt mà thường gặp ở các bồn xử lý truyền thống.
ROTO tự hào là sản phẩm bồn tự hoại duy nhất được Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế chứng nhận đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà vệ sinh (QCVN: 01/2011/BYT). Đã đáp ứng được yêu cầu khắt khe của các tổ chức phi chính phủ quốc tế như: CARE, Save the children, Mission Alliance, Worldbank, Samaritan’s Purse Hoa Kỳ, Hội liên hiệp phụ nữ,...
Kết Luận
Việc sử dụng nhà tiêu không đảm bảo vệ sinh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân mà còn gây nguy cơ lây nhiễm và tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh. Chúng ta cần thực hiện những biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn và vệ sinh trong quá trình sử dụng nhà tiêu, nhằm bảo vệ cả bản thân và cộng đồng. Hơn nữa, việc tăng cường giáo dục về vệ sinh cá nhân và quản lý chất thải sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc thay đổi thái độ và hành vi của mọi người, hướng tới một cộng đồng và môi trường sống khỏe mạnh và bền vững hơn. ROTO hy vọng sau bài viết trên, chúng tôi sẽ là giải pháp thông minh cho vấn đề nâng cao nhà tiêu không hợp vệ sinh, góp phần nhỏ cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng.