Thống kê cho thấy, tình trạng Ô nhiễm nguồn nước trong năm 2022 ở Việt Nam vẫn ở mức báo động. Trước thực trạng đó, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết trong năm 2022, cơ quan này sẽ tăng cường việc giám sát xử lý dứt điểm các ‘điểm nóng.’ Hãy cùng Bồn nước nằm theo dõi bài viết dưới đây.
Những năm gần đây, ô nhiễm nguồn nước đã nổi lên trở thành một mối đe dọa kinh tế lớn bậc nhất cho Việt Nam. Mặc dù là quốc gia có hệ thống sông ngòi dày đặc với tổng lượng dòng chảy nước mặt hàng năm lên đến 830 – 840 tỷ m3 nhưng theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì nguồn tài nguyên nước của nước ta chỉ ở mức trung bình trên thế giới (tổng lượng nguồn nước từ nước ngoài chảy vào Việt Nam chiếm khoảng 63%).
Ô nhiễm nguồn nước trong năm 2022 tại đô thị
Ô nhiễm nguồn nước trong năm 2022, môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải.
Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng. Ví dụ: ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu ô xy sinh hoá (BOD), nhu cầu ô xy hoá học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1; hàm lượng chất rắn lơ lửng... cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư.
Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung là rất lớn. Tại cụm công nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính 500.000 m3/ngày từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt.
Tại thành phố Thái Nguyên, nước thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở sản xuất giấy, luyện gang thép, luyện kim màu, khai thác than; về mùa cạn tổng lượng nước thải khu vực thành phố Thái Nguyên chiếm khoảng 15% lưu lượng sông Cầu; nước thải từ sản xuất giấy có pH từ 8,4-9 và hàm lượng NH4 là 4mg/1, hàm lượng chất hữu cơ cao, nước thải có màu nâu, mùi khó chịu...
Một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, giấy, dệt nhuộm ở Bắc Ninh cho thấy có lượng nước thải hàng ngàn m3/ ngày không qua xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường trong khu vực.
Hiện tại các lưu vực sông đang tiếp nhận chất thải từ các nguồn: nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề, y tế và chất thải rắn. Trong tổng lượng nước thải phát sinh ra các lưu vực, lượng nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Những “điểm nóng” về ô nhiễm môi trường nước có thể kể ra như: Lưu vực sông Nhuệ – Đáy, các sông nội thành Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, sông Ngũ Huyện Khê (Bắc Ninh), khu vực thượng nguồn sông Mã.
Ô nhiễm nguồn nước trong năm 2022 tại khu vực nông thôn
Ô nhiễm nguồn nước trong năm 2022, về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp, hiện nay Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số vi khuẩn Feca coliform trung bình biến đổi từ 1.500-3.500MNP/100ml ở các vùng ven sông Tiền và sông Hậu, tăng lên tới 3800-12.500MNP/100ML ở các kênh tưới tiêu. Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi trường nước và sức khoẻ nhân dân.
Theo thống kê của Bộ Thuỷ sản, tổng diện tích mặt nước sử dụng cho nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2001 của cả nước là 751.999 ha. Do nuôi trồng thuỷ sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật nên đã gây nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước.
Cùng với việc sử dụng nhiều và không đúng cách các loại hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản, thì các thức ăn dư lắng xuống đáy ao, hồ, lòng sông làm cho môi trường nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ, làm phát triển một số loài sinh vật gây bệnh và xuất hiện một số tảo độc; thậm chí đã có dấu hiệu xuất hiện thuỷ triều đỏ ở một số vùng ven biển Việt Nam.
Ô nhiễm nguồn nước trong năm 2022 và xử lý những điểm "nóng" về ô nhiễm nguồn nước
Ô nhiễm nguồn nước trong năm 2022, Ngoài ra những vụ việc gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước bị cơ quan chức năng phát hiện, xử lý thời gian qua cũng góp phần làm vấn đề ô nhiễm nguồn nước “nóng” hơn bao giờ hết.
Báo cáo giám sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cũng cho biết, tỷ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung ở một số địa phương rất thấp, có nơi chỉ đạt 15 – 20% (như tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tỉnh Vĩnh Phúc …). Một số khu công nghiệp có xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng hầu như không vận hành để giảm chi phí. Dọc lưu vực sông Đồng Nai, có 56 khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động nhưng chỉ có 21 khu có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Những khu còn lại đều xả trực tiếp vào nguồn nước, gây tác động xấu đến chất lượng nước của các nguồn tiếp nhận.
Trong khi đó, thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho biết, hiện nay cả nước có 2.790 làng nghề (trong đó có 240 làng nghề truyền thống) với khoảng 11 triệu lao động, tập trung phát triển nhất là đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Tây Bắc Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Hoạt động gây ô nhiễm môi trường sinh thái tại các làng nghề không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khoẻ của những người dân làng nghề, mà còn ảnh hưởng đến cả những người dân sống ở vùng lân cận, gây phản ứng quyết liệt của bộ phận dân cư này, làm nảy sinh các xung đột xã hội gay gắt.
Báo cáo của Tổng cục Môi trường cho biết, Việt Nam hiện có 13.500 cơ sở y tế hàng ngày phát sinh 125.000 m3 nước thải y tế; 787 đô thị với 3.000.000 m3 nước thải ngày/đêm nhưng hầu hết chưa được xử lý.
Theo đánh giá của Tổng cục Môi trường, ô nhiễm nguồn nước tại các lưu vưc sông kể trên chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ và dinh dưỡng. Phần lớn các điểm quan trắc ghi nhận chưa có dấu hiệu ô nhiễm kim loại và hóa chất bảo vệ thực vật.
Trước thực trạng nêu trên, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân đã đề nghị Tổng cục Môi trường tập trung xây dựng quy định về tiêu chí đánh giá cơ sở có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao (thống nhất áp dụng trên cả nước).
Ngoài ra, trong thời gian tới, Tổng cục Môi trường cần tăng cường hiệu quả và nhân rộng mô hình tổ giám sát có sự kết hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư để giúp tăng cường giám sát hiệu quả, công khai, liên tục việc thực hiện các nội dung bảo vệ môi trường của cơ sở.
Đại diện lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng yêu cầu Tổng cục Môi trường tổ chức đoàn công tác làm việc với một số tỉnh miền Trung về các vấn đề ô nhiễm môi trường tại các cảng cá và các vấn đề môi trường nổi bật khác nhằm thu thập thông tin, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp khắc phục.
Về phía Tổng cục Môi trường, Phó Tổng cục trưởng Hoàng Văn Thức cũng khẳng định trong thời gian tới, đơn vị này sẽ tập trung thực hiện tốt các hoạt động giám sát về môi trường đối với các cơ sở, dự án lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, đảm bảo các dự án vận hành, hoạt động an toàn về môi trường.
Theo đó, trong năm 2022, tổng cục này sẽ thực hiện giám sát theo kế hoạch xử lý dứt điểm một số điểm nóng môi trường được duyệt; dự kiến 2 đợt/năm (chưa bao gồm các đợt giám sát đột xuất khác khi cần thiết theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền).
Tổng cục Môi trường cũng sẽ nghiên cứu các giải pháp, phương án để thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt đối với khu vực dân cư phân tán; tăng cường tổ chức thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước làng nghề, các cơ sở sản xuất có nguồn thải ra sông; kiểm soát chặt chẽ nước thải công nghiệp từ các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất có lưu lượng thải lớn.
Nguồn bài viết: Sưu tầm