info@rotovietnam.com
0918 860 111
0838 860 111
Lợi ích từ việc tái chế nhựa cho tương lai

Tại sao phải tái chế? - Lợi ích từ việc sử dụng nhựa tái chế

 Tái chế nhựa là gì? Tại sao phải tái chế?

Tái chế nhựa là quá trình thu thập phế liệu hoặc nhựa phế thải và tái chế vật liệu đó thành các vật dụng hữu ích. Việc tái chế là một phần nỗ lực của toàn thế giới vì phần lớn nhựa không phân hủy được nên để giảm lượng nhựa trong dòng chất thải, đặc biệt là khoảng 8 triệu tấn nhựa thải đi vào đại dương mỗi năm. Tuy nhiên, việc tái chế polyme nhựa thường khó khăn hơn vì mật độ tái sử dụng thấp và giá trị thấp.

Tái chế nhựa là gì? Tại sao phải tái chế?

Nếu không tái chế nhựa thì số lượng rác thải nhựa xả ra môi trường ngày càng nhiều nhưng không thể phân hủy và có thể bạn sẽ phải ở xung quanh đống rác toàn chai nhựa bẩn. Không những thế, còn làm hại đến canh tác hoặc cây trồng vì nhựa có thành phần độc hại rất cao nếu để trong thời gian lâu dài. Môi trường nước như sông, kênh, rạch... bị ô nhiễm nặng nề ảnh hưởng đến sinh hoạt và chăn nuôi... Ngoài ra, việc không tái chế nhựa còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe và biến đổi khí hậu. Qua một số những lí do chính được nêu, Cleanipedia tin rằng, bạn đã tìm được đáp án tại sao phải tái chế nhựa của riêng bạn.

Lợi ích từ việc sử dụng nhựa tái chế

Lợi ích từ việc sử dụng nhựa tái chế

  • Lợi ích của việc sử dụng đồ nhựa 1:

Là một trong những phương pháp tiết kiệm nhiên liệu, năng lượng hơn nhiều so với sản xuất vật liệu nhựa mới nhờ giảm bớt được các hoạt động như khai thác, chế biến, vận chuyển…

  • Lợi ích của việc sử dụng đồ nhựa 2:

Là phương pháp thân thiện với môi trường nhờ giảm lượng tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên cùng tiết kiệm năng lượng, từ đó lượng khí thải ra môi trường cũng giảm hẳn. Theo kết quả thống kê, việc sử dụng nhựa tái chế đã hỗ trợ giảm bớt 18 triệu tấn khí CO2 mỗi năm.

  • Lợi ích của việc sử dụng đồ nhựa 3:

Một vấn đề đau đầu hiện nay đang tồn tại là số lượng rác không kịp xử lý đang ngày một nhiều. Các bãi rác chồng chất gây ô nhiễm môi trường sống của chính chúng ta. Chưa kể việc xử lý rác bằng phương pháp chôn lấp vẫn tồn tại nguy hại cho thiên nhiên và sức khỏe con người. Việc tái chế nhựa giúp giảm thiểu số lượng rác thải sẽ phần nào giải quyết vấn đề này.

Sử dụng nhựa tái chế là một phương pháp hữu hiệu để tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường sống, giảm thiểu chất thải và khí thải độc hại ra môi trường, bảo vệ nguồn thực phẩm, các sinh vật trên trái đất và môi trường sinh thái. Với những lợi ích như vậy, mỗi người chúng ta hãy đề cao việc tái chế nhựa và lan tỏa thông điệp này ra cộng đồng. 

Cách tái chế chai nhựa thành đồ chơi

Tái chế chai nhựa thành chú heo tiết kiệm hoặc chậu cây trồng

Một trong những cách làm đồ tái chế từ chai nhựa đơn giản đó là biến thành chú heo tiết kiệm cho bé. Những gì bạn cần là 1 chai nước suối đã qua sử dụng, keo nến, súng bắn keo, xốp bitis màu hồng và màu đen.

Tái chế chai nhựa thành chú heo tiết kiệm hoặc chậu cây trồng

Cách tiến hành:

Bước 1: Cắt phần xốp bitis màu hồng thành những hình chữ nhật nhỏ kích thước 20 x 8cm, dán cố định xung quanh phần thân của chai nước.

Bước 2: Làm tương tự với phần bitis đen, cắt thành hình tròn nhỏ làm mắt gắn lên phần đầu miệng chai, hình bầu dục làm lỗ mũi gắn lên nắp chai.

Bước 3: Chọn phần xốp màu rồi cắt thành hình chiếc lá tạo thành 2 lỗ tai xinh xắn.

Bước 4: Quấn 4 dây xốp bit’s hồng (6cm x 1,5 cm) thành cuộn tròn, cố định lên 4 góc phía dưới để tạo thành 4 chân.

Bước 5: Cuối cùng, khoét trên thân chai một lỗ hình chữ nhật nhỏ để có khe bỏ tiền cho bé nhé.

Tạo ra siêu xe cho bé

Đây cũng là một trong những món đồ chơi handmade từ nhựa rất thú vị dành cho bé yêu. Bạn hãy cùng bé gom các chai lớn nhỏ, kể cả bình nước lau nhà, nước rửa chén… để chế tạo một chiếc xe hơi:

Tạo ra siêu xe cho bé

Bước 1: Tận dụng nắp chai để làm bánh xe bằng cách dùng que gỗ với đường kính khoảng 5mm kết nối 2 nắp chai lại với nhau.

Bước 2: Trên thân của chai tạo 2 cặp lỗ tròn nhỏ vừa với que gỗ để bạn có thể gắn bánh xe vào thân chai.

Bước 3: Cuối cùng hãy để bé tự sáng tạo để trang trí xe theo ý thích của mình với các họa tiết từ giấy dán, bút màu …

Nguồn bài viết: Sưu tầm

Bài viết liên quan