Nước mặt
Nước mặt. Nước mặt là các nguồn nước trong sông, hồ hoặc trong các vùng đất ngập nước.
Nước ngầm
Nước ngầm. Nước ngầm là những nguồn nước nằm trong lòng đất, được chứa trong các khe nứt, lỗ rỗng của đất hoặc đá. Nước ngầm còn có trong các tầng ngậm nước.
Nước đóng băng
Nước đóng băng. Nước đóng băng là nước được lấy từ các tảng băng trôi, sông băng, các khối băng vĩnh cửu. Hiện tại, loại nước này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi.
Nước suối
Nước suối. Nước suối bắt nguồn từ những khe, mạch nước ngầm trong lòng đất, tụ lại thành dòng lớn gọi là suối.
Nước giếng phun
Nước giếng phun. Như tên gọi của nó, nước giếng phun là nước phun trào lên từ các miệng giếng phun (artesian well) tự nhiên bởi áp suất trong lòng đất.
Nước giếng ngầm
Nước giếng ngầm. Một loại nước rất quen thuộc với người dân Việt Nam, nước giếng. Gọi nước giếng ngầm để phân biệt với nước giếng phun (artesian water).
Nước mưa
Nước mưa. Ở một số quốc đảo, khu vực như Hồng Kong, nước mưa được thu giữ để sử dụng cho sinh hoạt. Đây còn là nguyên liệu để sản xuất nước uống đóng chai.
Nước băng trôi
Nước băng trôi. Nước băng trôi được lấy từ những khối băng vĩnh cửu hoặc những tảng băng trôi. Loại nước này thường được sử dụng làm nước đóng chai.
Nước sông băng
Nước sông băng. Tương tự như nước băng trôi, nước sông băng cũng được dùng để làm nước đóng chai chứ ít được sử dụng trong sinh hoạt. Băng ở sông băng là nguồn dự trữ nước ngọt lớn nhất thế giới.
Nước biển sâu
Nước biển sâu. Nước biển sâu là nước ở vùng có độ sâu hơn 200m ngoài đại dương.
Nước siêu mặn
Nước siêu mặn. Nước siêu mặn được tìm thấy ở các hồ siêu muối (hypersaline lake). Lượng muối có trong nước siêu mặn có thể cao gấp 10 lần nước biển. Biển Chết (Dead sea) là cái tên đặc trưng khi nói đến loại nước này.
Nước biển
Nước biển. Nước biển là nước từ biển hay các đại dương, có độ mặn khoảng 3,5%.
Nước lợ
Nước lợ. Nước lợ là nước có độ mặn cao hơn nước ngọt và thấp hơn nước mặn. Nước lợ được tìm thấy ở cửa sông, rừng đước, biển và hồ nước lợ.
Nước tách muối
Nước tách muối. Loại nước này thường được tách bỏ muối và khoáng, gần như nước tinh khiết.
Nước máy
Nước máy. Nước có nguồn gốc từ sông, hồ và xử lý ở các nhà máy nước trước khi được đưa đến các hộ dân để sử dụng.
Nước khoáng
Nước khoáng. Nước có chứa các khoáng chất, tùy theo khu vực địa lý mà thành phần và hàm lượng khoáng trong nước sẽ khác nhau.
Nước có gas
Nước có gas. Nước có gas được chia làm 2 loại, nước có gas tự nhiên có chứa các khoáng chất và nước có gas nhân tạo, có thể có hoặc không chứa khoáng.
Nước tinh khiết
Nước tinh khiết. Nước tinh khiết là nước được xử lý qua các màng lọc, thường là màng thẩm thấu ngược (RO) để loại bỏ các thành phần khác ngoài nước.
Nước cất
Nước cất. Nước được sản xuất bằng phương pháp chưng cất.
Nước ion kiềm
Nước ion kiềm. Còn được gọi là nước kiềm, nước điện giải. Nước ion kiềm được sản xuất nhờ công nghệ điện phân nước, giúp pH trong nước tăng lên khoảng 8,5-9,5.
Nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý. Nước được tạo thành bằng cách pha muối vào nước tinh khiết. Dùng để rửa vết thương, khử trùng hoặc bổ sung điện giải. Thường được gọi tắt là “nước muối” (salt water).
Nguồn bài viết: Sưu tầm